Lập kế hoạch chi tiêu cá nhân hiệu quả

Việc lên kế hoạch chi tiêu cụ thể mỗi tháng sẽ giúp bạn có thể kiểm soát được việc thu – chi của bản thân và tiết kiệm được tiền chi trả cho cuộc sống hàng ngày. Vậy làm thế nào để lập kế hoạch chi tiêu cho cá nhân một cách hợp lý? Hãy cùng EMERA tìm hiểu về thông tin này nhé!

Kế hoạch chi tiêu là gì?

Ảnh: sưu tầm 

Kế hoạch chi tiêu là một danh sách mô tả chi tiết các khoản thu nhập và chi phí của một người hoặc một gia đình trong khoảng thời gian nhất định, thường là hàng tháng. Có kế hoạch chi tiêu giúp bạn xây dựng được thói quen chi tiêu hợp lý, đảm bảo các nguồn phải chi phù hợp với tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Tránh việc “chưa hết tháng đã hết tiền”

Ngoài ra, kế hoạch chi tiêu còn giúp bạn tiết kiệm được tiền để đầu tư, tiết kiệm hưu trí hoặc thực hiện các mục tiêu tài chính lâu dài khác.

Lập kế hoạch chi tiêu như thế nào? 

Ảnh: sưu tầm

B1: Xác định thu nhập 

Việc tiết kiệm cũng cần cân đối trên tổng thu nhập hàng tháng của bạn. Khoản tiết kiệm cũng nên được xác định phù hợp để bạn vẫn có thể thoải mái trong chi tiêu mà không bị quá gò bó. Bên cạnh đó vẫn có một khoản tiết kiệm dự trù cần thiết.

B2: Xác định các khoản chi tiêu cần thiết 

Trong mỗi tháng, bạn vẫn luôn có những khoản cần thiết phải chi như: tiền nhà, tiền điện, tiền nước,…

Bạn có thể xem xét các khoản chi tiêu trong quá khứ và dự đoán các khoản chi tiêu tương lai để biết chính xác số tiền chi tiêu hàng tháng của bạn. Những hình thức theo dõi chi tiêu bạn có thể áp dụng như: sổ chi tiêu, app quản lý chi tiêu, thẻ ngân hàng, lưu giữ các hóa đơn thanh toán và mua hàng.

Tính tổng số tiền chi tiêu hàng tháng của bạn và so sánh với số tiền thu nhập hàng tháng của bạn để biết có chi có vượt thu hay không.

Bước 3: Xây dựng kế hoạch chi tiêu

Bạn có thể áp dụng những quy tắc tài chính như quy tắc 6 chiếc lọ hay quy tắc 50/20/30 để xây dựng kế hoạch chi tiêu 1 tháng hợp lý.

Ví dụ: Với mức lương 7 triệu trong 1 tháng, bạn có thể áp dụng phương pháp 50/20/30 để xây dựng kế hoạch chi tiêu như sau:

  • 50% của 7 triệu là 3.5 triệu đồng, được dùng cho các chi phí cố định hàng tháng gồm nhà cửa, chi phí đi lại, chi phí điện, nước, internet…
  • 20% của 7 triệu là 1.4 triệu đồng, được dành để tiết kiệm hoặc đầu tư.
  • 30% của 7 triệu là 2.1 triệu đồng, được dùng cho các chi phí linh hoạt hàng tháng như ăn uống, giải trí, mua sắm.

Bước 4: Theo dõi và điều chỉnh

Theo dõi các khoản chi tiêu thực tế của bạn hàng tháng và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của mình để phù hợp với tình hình thực tế.

Trên đây là cách lập bảng kế hoạch chi tiêu cá nhân, bạn nên làm theo các bước này để có thể quản lý chi tiêu và xây dựng kế hoạch chi tiêu phù hợp.

——————
NGÀY THẺ VIỆT NAM
Để lại bình luận